NHÌN LẠI THỜI GIAN VỚI CENLET
Hầu hết các trung tâm ngoại ngữ, dù dưới hình thức nào cũng phải duy trì chất lượng giáo dục, uy tín đội ngũ giáo viên và ổn định kinh tế của đơn vị để tồn tại. CENLET là một mẫu phát triển khá lâu dài theo chiều hướng đó tại Huế. Tôi đã tham gia các trung tâm ngoại ngữ ngay từ khi hình thành như NACENFOL, STAFOL, nhưng CENLET vẫn là nơi bắt đầu hội tụ của tất cả anh chị em cùng trang lứa, có năng lực, có mục đích trong sáng và vì sự nghiệp chung liên quan đến ngành nghề, đến nay CENLET là một tổ chức hoạt động bền vững. Chữ CENLET quen thuộc trong tiềm thức của mọi người, luôn luôn được nhắc nhở như một thương hiệu mặc nhận khắp nơi, không những tại Huế mà còn được biết rộng rãi tại các nơi khác.
Tôi không nhớ mình đã bắt đầu dạy tại CENLET từ ngày tháng nào, nhưng vẫn còn nắm giữ danh sách học viên từ lớp A, B và nhiều nhất là C, các lớp đã kinh qua lần lượt giáo trình Streamlines, Headway và Lifelines, soạn bài đầy đủ, dạy đi dạy lại, nghe đi nghe lại cùng các tapescripts, khiến tôi thuộc nhớ trong đầu. Các giáo trình đều có chung một mục đích giáo dục ngoại ngữ, nhưng những ai đã dạy qua 3 giáo trình này, đều phải công nhận mỗi sách có một nội dung đặc biệt, linh động và cập nhật với thời đại, người dạy sẽ không lạc hậu và người học sẽ rất thú vị nếu được hướng dẫn đúng đắn có phương pháp. Ở đây tôi muốn phát triển cái may mắn nghề nghiệp là mở rộng kiến thức qua các giáo trình mình đã dạy học viên tại Trung tâm, hầu tìm ra cách riêng giúp các em thấy có ích khi dành thì giờ đến lớp. Tôi thường tâm sự chút chút với các em rằng, thầy đôi khi cũng thấy làm “biếng”, ban đêm muốn ở nhà xem ti vi, các phim Hàn Quốc thật hay, các diễn viên nam nữ đều đẹp, tình tiết phim truyện hấp dẫn, đi dạy là bỏ dỡ những tập phim dài, thì các em cũng vậy, đã đến lớp là tìm học, học thực tế, học cụ thể từng buổi tối. Tôi chưa từng nghe các em học viên phát biểu về chất lượng dạy và học tại Trung tâm. Nhưng các lớp có phần lớn sinh viên y khoa, sinh viên tại chức, đại học các trường khác, chứng tỏ dù học phí không giảm các em vẫn tự đánh giá và tìm đến học. Trung tâm không quảng cáo hay khuyến mại giảm học phí, tặng quà bằng những thủ thuật lạ đời khác, số lượng ghi danh tương đối từ khá trở lên. Các lớp khai giảng vào tháng 5, 6 sĩ số rất ít vì đây là thời gian học sinh nghỉ hè. Tôi thường nhận lớp với số lượng học viên rất là đau khổ, lèo tèo độ 10 em trở xuống. Nếu sau một đôi tuần, sĩ số này không tăng lên, lớp sẽ bị xoá. Tôi vẫn nhận dạy các lớp này vì mỗi tối có dạy đều được thanh toán, nhưng thật sự dạy một lớp C “starting with very few learners” cũng là cách tự mình trắc nghiệm lấy mình, cố gắng duy trì lớp, làm cách nào để số lượng tăng lên lần lần, để không bị đứt gánh giữa đường. Dạy đã lâu, tuổi đã về hưu rồi mà còn được giám đốc cho mời dạy, như vậy mình cũng chưa đến nỗi “tàn phế”. Tàn đây là tàn già mà không bị phế thải. Đến Trung tâm, gặp các đồng nghiệp anh Oanh, anh Phú, anh Du, Tường, thuộc trong nhóm họ “Big”, trước vài phút lên lớp, trò chuyện với các bạn này, chuyện gì cũng hấp dẫn từ cầu Đen Đông Ba, Huỳnh Thúc Kháng ra An Hoà rồi đến tận New York, cười hả hê thoải mái, thư giãn tâm hồn góp phần thành công cho mọi buổi dạy.
Trung tâm CENLET nếu ta suy nghĩ đây là một nhà trường hoạt động ban đêm, giáo viên phụ trách, ở tuổi nào, dù công tác ở đâu cũng rất thuận lợi tham gia để tăng thu nhập. Ở đây vẫn đòi hỏi tính nghiêm túc rất cao, nhưng đồng thời được bù đắp sự ân cần, tính thực tế, giản dị của ban lãnh đạo, thể hiện trong suốt quá trình các khoá học. Người dạy biết tự trọng, thấy mình có vị trí của mình, nên tất cả sống chân thành, gần gũi. Nhớ lại những năm đầu khó khăn của Trung tâm, một số giáo viên được cử đến giúp dạy ngoại ngữ tại Sở Lao động, văn phòng Công ty Khai thác đá ở Bùi Thị Xuân, Trung tâm ngoại ngữ tại trường PTTH Nguyễn Huệ, An Lương Đông, Phan Đăng Lưu, Thị trấn Phú Bài. Chắc ai cũng có ít nhiều kỷ niệm khi sinh hoạt ở những cơ sở này, nhất là buổi giao lưu tại nhà hàng sau các buổi thi lấy chứng chỉ do CENLET tổ chức. Phạm vi hoạt động rộng rãi này của Trung tâm về thị trấn, phường, huyện đã nói lên phần nào tính xã hội hoá của nó. Thù lao dạy học dành cho thầy cô, nếu đầy đủ số buổi mỗi tháng, tiền lương cao hẳn so với thị trường. CENLET không phải là nơi kinh doanh thu lợi cho một ai, lương tiền được phân định hợp lý từng cấp lớp, có phụ cấp chủ nhiệm, có extra pay
để động viên thầy cô nào “Biết phát triển cùng CENLET”. Tôi vẫn thích thú tham dự các buổi dã ngoại xa, ít có ai vắng mặt vì mọi người được hưởng thụ công bằng như trong một gia đình thân ái để ngày hôm sau khoe nhau những tấm hình chụp chung thật là đẹp mắt, những nụ cười toe toét “Ăn thua những cánh tay” đặt ở phía sau ghế mà cười cho trẻ lại. Vui đâu rồi để lại đó, tiếp tục những ngày tháng về đêm với Trung tâm.
Trở lại với các em học viên, nghĩ cho cùng, phải có sự tồn tại của thầy và trò, nghĩa là thầy có tồn tại được là do học trò và ngược lại. Tôi không dám bày vẽ cho ai về cách nào để giữ được các em trong lớp mình dạy nhưng bày vẽ cho các em cách học, cách tiếp thu. Thành thật với các em rằng:
“Thầy học thế nào thì bây giờ thầy dạy như thế”.
Tôi cũng thường lưu ý các em:
“Kỹ năng nào trong tiếng Anh đều khó, nhưng Nghe và Nói vẫn là 2 kỹ năng quan trọng; các em cần nghe giáo viên nói. Nói đúng câu, phát âm chuẩn làm người nghe dễ hiểu khi giao tiếp. Trong đàm thoại muốn duy trì sự liên tục, câu hỏi đặt ra là quan trọng nhất. Câu hỏi đơn giản, rõ ràng để có sự phản hồi. Câu hỏi luộm thuộm là do hỏi sai, gây lúng túng mà mất tự tin. Trong lớp các em cứ hỏi thầy, thầy sẽ hiểu hết, đọc sai, thầy sẽ sửa lại theo ý các em và câu đơn giản hơn. Câu hỏi cũng có nhiều cách, từ vựng cũng có nhiều nghĩa và cách dùng, không tìm cái tuyệt đối”.
Nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Trung tâm, tôi xin đóng góp một bài nhỏ trên đây. Hai mươi năm quả là con đường dài, nghĩ mà phát sợ. Tôi đã tham dự ngày thành lập năm năm qua một buổi tiệc hoành tráng và kèm thêm cái “cặp” làm quà cho giáo viên, cặp thật tốt vẫn còn đó, mặc dù không xài vì nó cứng, nặng và out-model nhưng là một kỷ niệm có nhiều ý nghĩa. Hy vọng “cái cặp làm quà sắp tới” sẽ ngon lành để được các đồng nghiệp cùng mang đến lớp vào các tối đi dạy cho thiên hạ biết tay. “May CENLET live on to other successes”.
Tôi không nhớ mình đã bắt đầu dạy tại CENLET từ ngày tháng nào, nhưng vẫn còn nắm giữ danh sách học viên từ lớp A, B và nhiều nhất là C, các lớp đã kinh qua lần lượt giáo trình Streamlines, Headway và Lifelines, soạn bài đầy đủ, dạy đi dạy lại, nghe đi nghe lại cùng các tapescripts, khiến tôi thuộc nhớ trong đầu. Các giáo trình đều có chung một mục đích giáo dục ngoại ngữ, nhưng những ai đã dạy qua 3 giáo trình này, đều phải công nhận mỗi sách có một nội dung đặc biệt, linh động và cập nhật với thời đại, người dạy sẽ không lạc hậu và người học sẽ rất thú vị nếu được hướng dẫn đúng đắn có phương pháp. Ở đây tôi muốn phát triển cái may mắn nghề nghiệp là mở rộng kiến thức qua các giáo trình mình đã dạy học viên tại Trung tâm, hầu tìm ra cách riêng giúp các em thấy có ích khi dành thì giờ đến lớp. Tôi thường tâm sự chút chút với các em rằng, thầy đôi khi cũng thấy làm “biếng”, ban đêm muốn ở nhà xem ti vi, các phim Hàn Quốc thật hay, các diễn viên nam nữ đều đẹp, tình tiết phim truyện hấp dẫn, đi dạy là bỏ dỡ những tập phim dài, thì các em cũng vậy, đã đến lớp là tìm học, học thực tế, học cụ thể từng buổi tối. Tôi chưa từng nghe các em học viên phát biểu về chất lượng dạy và học tại Trung tâm. Nhưng các lớp có phần lớn sinh viên y khoa, sinh viên tại chức, đại học các trường khác, chứng tỏ dù học phí không giảm các em vẫn tự đánh giá và tìm đến học. Trung tâm không quảng cáo hay khuyến mại giảm học phí, tặng quà bằng những thủ thuật lạ đời khác, số lượng ghi danh tương đối từ khá trở lên. Các lớp khai giảng vào tháng 5, 6 sĩ số rất ít vì đây là thời gian học sinh nghỉ hè. Tôi thường nhận lớp với số lượng học viên rất là đau khổ, lèo tèo độ 10 em trở xuống. Nếu sau một đôi tuần, sĩ số này không tăng lên, lớp sẽ bị xoá. Tôi vẫn nhận dạy các lớp này vì mỗi tối có dạy đều được thanh toán, nhưng thật sự dạy một lớp C “starting with very few learners” cũng là cách tự mình trắc nghiệm lấy mình, cố gắng duy trì lớp, làm cách nào để số lượng tăng lên lần lần, để không bị đứt gánh giữa đường. Dạy đã lâu, tuổi đã về hưu rồi mà còn được giám đốc cho mời dạy, như vậy mình cũng chưa đến nỗi “tàn phế”. Tàn đây là tàn già mà không bị phế thải. Đến Trung tâm, gặp các đồng nghiệp anh Oanh, anh Phú, anh Du, Tường, thuộc trong nhóm họ “Big”, trước vài phút lên lớp, trò chuyện với các bạn này, chuyện gì cũng hấp dẫn từ cầu Đen Đông Ba, Huỳnh Thúc Kháng ra An Hoà rồi đến tận New York, cười hả hê thoải mái, thư giãn tâm hồn góp phần thành công cho mọi buổi dạy.
Trung tâm CENLET nếu ta suy nghĩ đây là một nhà trường hoạt động ban đêm, giáo viên phụ trách, ở tuổi nào, dù công tác ở đâu cũng rất thuận lợi tham gia để tăng thu nhập. Ở đây vẫn đòi hỏi tính nghiêm túc rất cao, nhưng đồng thời được bù đắp sự ân cần, tính thực tế, giản dị của ban lãnh đạo, thể hiện trong suốt quá trình các khoá học. Người dạy biết tự trọng, thấy mình có vị trí của mình, nên tất cả sống chân thành, gần gũi. Nhớ lại những năm đầu khó khăn của Trung tâm, một số giáo viên được cử đến giúp dạy ngoại ngữ tại Sở Lao động, văn phòng Công ty Khai thác đá ở Bùi Thị Xuân, Trung tâm ngoại ngữ tại trường PTTH Nguyễn Huệ, An Lương Đông, Phan Đăng Lưu, Thị trấn Phú Bài. Chắc ai cũng có ít nhiều kỷ niệm khi sinh hoạt ở những cơ sở này, nhất là buổi giao lưu tại nhà hàng sau các buổi thi lấy chứng chỉ do CENLET tổ chức. Phạm vi hoạt động rộng rãi này của Trung tâm về thị trấn, phường, huyện đã nói lên phần nào tính xã hội hoá của nó. Thù lao dạy học dành cho thầy cô, nếu đầy đủ số buổi mỗi tháng, tiền lương cao hẳn so với thị trường. CENLET không phải là nơi kinh doanh thu lợi cho một ai, lương tiền được phân định hợp lý từng cấp lớp, có phụ cấp chủ nhiệm, có extra pay
để động viên thầy cô nào “Biết phát triển cùng CENLET”. Tôi vẫn thích thú tham dự các buổi dã ngoại xa, ít có ai vắng mặt vì mọi người được hưởng thụ công bằng như trong một gia đình thân ái để ngày hôm sau khoe nhau những tấm hình chụp chung thật là đẹp mắt, những nụ cười toe toét “Ăn thua những cánh tay” đặt ở phía sau ghế mà cười cho trẻ lại. Vui đâu rồi để lại đó, tiếp tục những ngày tháng về đêm với Trung tâm.
Trở lại với các em học viên, nghĩ cho cùng, phải có sự tồn tại của thầy và trò, nghĩa là thầy có tồn tại được là do học trò và ngược lại. Tôi không dám bày vẽ cho ai về cách nào để giữ được các em trong lớp mình dạy nhưng bày vẽ cho các em cách học, cách tiếp thu. Thành thật với các em rằng:
“Thầy học thế nào thì bây giờ thầy dạy như thế”.
Tôi cũng thường lưu ý các em:
“Kỹ năng nào trong tiếng Anh đều khó, nhưng Nghe và Nói vẫn là 2 kỹ năng quan trọng; các em cần nghe giáo viên nói. Nói đúng câu, phát âm chuẩn làm người nghe dễ hiểu khi giao tiếp. Trong đàm thoại muốn duy trì sự liên tục, câu hỏi đặt ra là quan trọng nhất. Câu hỏi đơn giản, rõ ràng để có sự phản hồi. Câu hỏi luộm thuộm là do hỏi sai, gây lúng túng mà mất tự tin. Trong lớp các em cứ hỏi thầy, thầy sẽ hiểu hết, đọc sai, thầy sẽ sửa lại theo ý các em và câu đơn giản hơn. Câu hỏi cũng có nhiều cách, từ vựng cũng có nhiều nghĩa và cách dùng, không tìm cái tuyệt đối”.
Nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Trung tâm, tôi xin đóng góp một bài nhỏ trên đây. Hai mươi năm quả là con đường dài, nghĩ mà phát sợ. Tôi đã tham dự ngày thành lập năm năm qua một buổi tiệc hoành tráng và kèm thêm cái “cặp” làm quà cho giáo viên, cặp thật tốt vẫn còn đó, mặc dù không xài vì nó cứng, nặng và out-model nhưng là một kỷ niệm có nhiều ý nghĩa. Hy vọng “cái cặp làm quà sắp tới” sẽ ngon lành để được các đồng nghiệp cùng mang đến lớp vào các tối đi dạy cho thiên hạ biết tay. “May CENLET live on to other successes”.
No comments:
Post a Comment